Trang chủ Tin Du Lịch Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt: Những kinh nghiệm hữu ích khi...

Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt: Những kinh nghiệm hữu ích khi đi Đà Lạt

0
397

Đà Lạt thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng , nằm trên cao nguyên Langbiang ở độ cao trung bình 1,500m so với mặt biển, cách thành phố Hồ Chí Minh 300km và cách biển Đông 110km. Là miền đất được thiên nhiên ưu đãi, không khí trong lành và khí hậu mát mẻ quanh năm.



Đà Lạt vùng đất yên tĩnh nổi tiếng với rừng thông xanh thẳm, hoa trái bốn mùa rực rỡ. Những ngọn đồi trùng điệp, những thung lũng màu mỡ được tô điểm bởi các hồ nước trong xanh và hàng ngàn biệt thự xinh xắn thấp thoáng trong rừng thông. Xa xa là những dòng nước bắt nguồn từ núi cao chảy xuống tạo ra nhiều thác nước hùng vĩ và những dòng suối quyến rũ.

Đà Lạt một trung tâm du lịch , nghỉ dưỡng độc đáo của Việt Nam và Đông Nam Á đang dang rộng vòng tay đón chào quý khách về thăm miền sơn cước với mùa xuân bất tận. Bạn có thể tham khảo những tour du lịch đà lạt  giá hấp dẫn tại đây

Các điểm tham quan tiêu biểu

1Thác Cam Ly: vốn xưa kia là nơi sinh sống cùa một buôn làng người dân tộc thiểu số đông đúc (ngày nay vẫn còn lại một nhà thờ Cam Ly khá lớn được xây dựng từ thời Pháp). Thác đổ dài như mái tóc của một thiếu nữ nổi tiếng qua lời bài hát “ Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly , khóc tình đầu dang dở…”.


Thác Cam Ly


2. Thác Đatanla: cách trung tâm TP Đà Lạt 5 km trên đường đèo Prenn vào thành phố, được công nhận thắng cảnh quốc gia năm 1998. Thác khá sâu đi bộ khoảng 15 phút. Từ trên đường đèo xuống đến thác độ 300m. Theo một số truyền thuyết của đồng bào dân tộc thì Đatanla là nơi dũng sĩ K’Lang và nàng sơn cước Hơbiang găp nhau. Nơi đây, chàng K’lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắn hổ tinh, bảy con chó sói và 2 con cáo…

Thác Đatanla


Vực Tử Thần dưới chân thác còn là nơi để du khách nếm cảm giác mạo hiểm qua trò chơi chinh phục vách đá bằng dây. Khách có thể đi bộ hoặc ngồi máng trượt từ cổng xuống tới đầu thác.

3. Thác Prenn: khi bác sĩ Yersin mới khám phá ra Đà Lạt, buôn Prenn là một buôn dân tộc bản địa rất sầm uất với cả trăm nóc nhà sàn đông đúc nhưng theo thời gian, buân này không còn. Trong khuôn viên thác có cầu treo dân tộc, có hồ nuôi cá sấu, có mô hình đền Hùng làm theo phiên bản ở Phú thọ; tượng Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ. Prenn có một đặc sản là cháo cá lóc. Thác do công ty Cp Dịch vụ Du lịch Đà Lạt quản lý.

Thác Prenn


4. Hồ Than Thở: cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía Bắc. Ban đầu là một hồ nhỏ, về sau người Pháp cho xây đập chắn nước tạo thành hồ. Xung quanh hồ Than Thở có nhiều truyền thuyết, tình sử thú vị như câu chuyện Thảo Tâm gắn liền với sự tích Đồi Thông 2 mộ, có một đôi cây thông yêu nhau rất lạ gắn với 2 câu thơ: “ Đà Lạt có thác Cam Ly, có hồ Than Thở người đi sao đành.”

5. Thung lũng Tình yêu: xưa kia là một Thung lũng lớn, có cảnh quan đẹp; từ thời Pháp đã được biết đến dưới cái tên Vallee’’D’mour, đến năm 1953, theo chủ trương của hội dồng thị xã Đà Lạt, người ta đã Việt hóa thành tên gọi Thung lũng tình yêu. Năm 1972, người ta cho xây dưng một đập ngăn nước tạo nên một hồ chứa nước dung cho sản xuất nông nghiệp khu vực Đa Thiện nên mới có tên hồ Đa Thiện. Nơi đây có nhiều đồi thông đẹp, thoai thoải thích hợp cho đi chơi picnic vào ngày nghỉ. Ở phía trong đồi Vọng Cảnh trên có một ngôi nhà dành cho khách nghỉ chân, có dịch vụ cỡi ngựa.

6. Vườn hoa thành phố : ngoài các giống hoa truyền thống mà du khách đã biết như cẩm tú cầu, hồng, hồng ri, xác pháo, mimosa; tại vườn hoa còn có hàng chục giống hoa mới được du nhập vào Đà Lạt, một khu vườn địa lan, phong lan khá lớn và thuộc loại đẹp nhất của thành phố hoa, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua bán của du khách. Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, nơi đây còn diễn ra Hội hoa xuân tập hợp những nghệ nhân chơi hoa, địa lan, phong lan, cây cảnh, tiểu cảnh-non bộ từ trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng đến thi tài.

7. Lâu đài mạng nhện: xây dưng năm 1990 như là một công trình có lối kiến trúc kỳ dịma2 chủ nhân của nó là nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga. Công trình được kiến trúc như trong một câu chuyện cổ tích của con người ở đâu đó trên trái đất với những mạng nhện, những cây nấm to, đôi hươu cao cổ, một ngôi nhà rông cách điệu, một em bá đang cắp sách đi học, hai ông bà cãi nhau, Biệt thự có nhiều phòng ngủ, mỗi phòng mang tên một con thú hoặc trái cây thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên như phòng Mối, phòng con Hổ, con kiến, phòng Trái Bầu.

Lâu đài mạng nhện


8. Thung lũng vàng: khu du lịch này hiện đang là một trong những điểm tham quan dã ngoại hấp dẫn ở Đà Lạt nhờ có những đồi thông nguyên sinh, vườn cây cảnh Bonsai quý, vườn đá cảnh lấy từ núi rừng Lâm Đồng, một vườn lan sinh thái tập hợp hàng trăm giống lan đặc chủng của núi rừng Tây Nguyên.

9. Hồ Đankia – Suối Vàng: nằm cách trung tâm Đà Lạt 18km về hướng Bắc, Hồ Đankia –suối Vàng trông như một thiếu nữ vừa bước vào tuổi thanh xuân nằm phơi mình bên những đồi thong xanh biếc chập chùng. Nơi đây, năm 1893 bác sĩ A Yersin đã từng ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên của núi non hùng vĩ trên cao nguyên Lang Biang và từ đó đã khai sinh ý tưởng thiết lập một trạm nghĩ dưỡng trên cao nguyên khai sinh ra thành phố Đà Lạt. Nơi đây có nhà máy thủy điện Ankroet nhà máy thủy điện được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1943. Theo quy hoạch đây là 1 trong 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia gọi vốn đầu tư.

10. Thác Pongour: được công nhận danh thắng cấp quốc gia năm 2000, theo truyền thuyết của đồng bào dân tộc thì thác gắn liền với câu chuyện về nàng Ka Nai một tù trưởng xinh đẹp đã có công xây dựng nên cuộc sống thịnh vượng của đồng bào K’Ho. Tương truyền KaNai có 4 con tê giác và pongour là dấu về các con tê giác cắm sừng xuống đất. Từ nhiều năm nay, Pongour có ngày hội thác vào rằm tháng giêng hàng năm với nhiều trò chơi dân gian, các nghi lễ văn hóa truyền thống của các dân tộc bàn địa. thác do công ty TNHH Đất Nam (TP. HCM) quàn lý và khai thác.

Thác Pongour


11. Dinh Bảo Đại: nằm trên đường Triệu Việt Vương, tọa lạc trên một quả đồi cao có những cánh rừng thông xanh bao bọc khá đẹp. Dinh là nơi ở của Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đình phong kiến Việt Nam. Dinh được xây dựng năm 1933 – 1938 theo kiến trúc châu Âu với mái hình khối, bố cục tuy cân dối nhưng không đối xứng. Dinh có tổng cộng 25 phòng, tầng trên dành riêng cho gia quyến, của Vua, tầng dưới dung làm nơi làm việc và tiếp khách. Năm 1988 người ta đã tình cờ phát hiện ra một số bảo vật gồm 122 món ngọc ngà, châu báu của triều Nguyễn do bà Từ Cung ( mẹ vua Bảo Đại) đem vào từ Huế, số bảo vật này là của cải riêng của Hoàng Thái Hậu Từ Cung và một số đời Vua trước để lại. Đáng chú ý có nhiều đồ dung bằng ngọc như thau rửa mặt bằng vàng nạm 16 viên ngọc, các loại bát ngọc, đĩa ngọc, một số đồ dung bằng vàng. Số bảo vật này đang được lưu giữ tại kho bạc Tỉnh Lâm Đồng. Có thể đây là bộ sưu tập về ngọc đầy đủ nhất, quý giá nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam còn lưu giữ được cho đến ngày nay.

Dinh Bảo Đại


12. Khu du lịch đồi Mộng Mơ: gần Thung lũng Tình yêu và Đà Lạt sử quán. Ngoài tham quan vườn hoa cây cảnh, suối nước nhân tạo, hóa trang dân tộc còn có biểu diễn văn nghệ cồng chiêng, tham quan mô hình Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ. Hiện do công ty Cp Thành Ngọc quản lý.

13. Khu du lịch Lang Biang : sản phẩm chính là du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, khám phá văn hóa. Quý khách được ngủ lều, dự lễ hội cồng chiêng của người K’Ho Cil, K’Ho Lạch sống ở chân núi. Đến với Lang Biang, du khách được nghe huyền thoại về “thiên tình sử” giữa một chàng trai và một cô gái dân tộc. Chàng là K’Lang, nàng là Ho7biang…Dấu vết còn lại của thiên tình sử diễm lệ này là hồ Đa Nhim ngày nay (theo tiếng dân tộc: Đa Nhim là nước mắt). Trong những ngày đẹp trời, dãy núi Lang Biang trông như bộ ngực phụ nữ căng tràn đầy sức sống.

14. Thiền viện Trúc Lâm: tọa lạc trên núi Phụng Hoàng, cách Đà Lạt 5km theo đường chim bay, do Hòa thượng Thích Thanh Từ khởi lập, khánh thành ngày 8/2/1994. Thiền viện có diện tích 24.5 ha, được chia thành 3 khu vực riêng biệt là khu vực dành cho du khách tham quan. Bản phác thảo đầu tiên có sự tham gia của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh Độc Lập nay là Dinh Thống Nhất).

Thiền viện Trúc Lâm


Dạo chợ Đà Lạt và mua sắm

Lúc mới đầu, chợ Đà Lạt nằm ở vị trí trên dốc khu Hòa Bình với tên gọi Chợ Cây (vì làm bằng cây, lợp tôn), dân số Đà Lạt khi ấy vào khoảng 2.000 người. Năm 1937, sau một trận hỏa hoạn thiêu rụi các dãy phố ván, chợ được làm mới theo kiểu nhà lồng, bốn phía không có tường, do dân số ít, trời lại rất lạnh nên chợ họp từ sáng đến 4 giờ chiều. Khoảng diện tích trống trước chợ được gọi là Quảng trường chợ. Phần lớn các cửa hiệu tạp hóa xung quanh chợ đều của người Hoa. Năm 1958, do quy mô của dân số TP Đà Lạt nên người ta đã quyết định xây dựng một ngôi chợ mới tại vị trí một đầm xà lách xoong (tức vị trí chợ ngày nay). Còn chỗ cũ được xây dựng lại thành rạp chiếu bóng Hòa Bình. Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 năm tìm ra Đà Lạt, chợ đã được khởi công cải tạo nâng cấp khu A, sau đó đến khu B như hiện nay. Ngoài hàng đặc sản là hoa, các loại mứt trái cây ở tầng trệt, tầng lầu khu A của chợ là nơi bày bán hàng len và hàng thủ công mĩ nghệ. Chợ Đà Lạt còn bán hàng lagim (rau, củ, quả) vào lúc nửa đêm đến lúc mờ sáng trên đường vào chợ.

Mua mứt Đà Lạt

Đà Lạt có 3 loại mứt cơ bản được coi là đặc sản truyền thống gồm: mứt hồng, mứt mận và mứt đào.

Mứt hồng: theo nhiều tài liệu thì cây hồng có nguồn gốc từ các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên được du nhập vào Đà Lạt đã hơn 50 năm. Có 3 giống cơ bản được trồng là hồng giòn (ngọt), hồng chát và hống nước. Ngoài việc ăn tươi khi chin, hống còn được làm mứt. Có 3 loại mứt hồng tương ứng với 3 giống hồng và cao nhất là mứt hồng trứng.

Mứt Mận: được du nhập vào Đà Lạt từ thập niên 30 do ông Louis Pierre nhập vào Việt Nam. Ban đầu được trồng ở Trại thực nghiệm Dankia sau đưa về trồng đại trà ở trong nhà vườn Đà Lạt. Các khu vực trồng nhiều là Trại Hầm, Trạm Hành, Trại Mát, Định An. Có 4 giống cơ bản là hồng Vân Nam xanh, Vân Nam đỏ, Mận Trại Hầm và mận Pháp. Giống như cây hồng, mận được làm mứt, rượu rất được du khách ưa chuộng

Mứt Đà Lạt


Dâu tây: có 2 giống là dâu địa phương (màu hồng nhạt) do người Pháp đưa vào từ đầu thế kỷ 20 và dâu Mỹ (màu đỏ sậm). Dâu được đóng trong hộp giấy bán cho du khách. Dâu được chế biến ra khá nhiều sản phẩm như mứt, siro dâu, rượu dâu, kẹo dâu.

Phố lò mứt Phù Đổng Thiên Vương: đầu tiên, Đà Lạt chỉ có vài lò mứt ở rãi rác mỗi nơi một cái như lò mứt đường Hồ Tùng Mậu, lò mứt đường Đinh Tiên Hoàng và lò mứt khu Đa Thiện. Nhưng giờ đây đã hình thành nên hẳn một “phố lò mứt” trên đường Phù Đổng Thiên Vương, cách trung tâm Đà Lạt 3-4 km, bán hành chục loại mứt nhưng nổi tiếng là các loại mứt làm từ trái cây đặc sản như: mứt mận, mứt dâu (dâu ta và dâu tây), mứt đào, xí muội, mứt hồng (hồng khô), khoai lang dẻo, khoai lang sầy gừng… .Tại các lò mứt có bán cả rượu cần.

Mua trà và cà phê

Đà Lạt Lâm Đồng có nhiều thương hiệu đã nổi tiếng từ hàng chục năm trước như trà, cà phê Lễ Ký, cà phê Vĩnh Ích (Đà Lạt), cà phê Long Triều; trà Quốc Thái, Đỗ Hữu (Bảo Lộc)… .Lâu đời nhất là trà, cà phê Lễ Ký nhãn hiệu Bạch Tượng (con voi trắng) đã được đăng ký bảo hộ độc quyền quốc gia.

Atiso: được trồng nhiều ở vùng ngoại ô Đà Lạt, đặc điểm của loại cây này là từ thân, rễ, lá, bông đều hữu dụng có tác dụng chữa các bệnh về gan mật, lợi tiểu. Hiện có nhiều cơ sở cùng tham gia sản xuất trà túi lọc – một sản phẩm phổ biến dùng trong các công sở Đà Lạt – Lâm Đồng nhưng quen thuộc nhất vẫn là của công ty CP dược y tế Lâm Đồng, Vĩnh Tiến, Ngọc Duy, Quảng Thái,Hoàng Nam. Atiso được bán rộng rãi ở các điểm du lịch, chợ Đà Lạt, công viên Xuân Hương… .